Lý Luận Phê Bình Văn Nghệ Cổ Việt Nam

Giỏ hàng

 

Chia sẻ

Facebook Twitter Google Buzz Link hay
Giá gốc: 320.000 VNĐ
Giá bán: 288.000 VNĐ
Tiết kiệm: 32.000 VNĐ (-10%)

“Nền văn học thành văn được viết bằng chữ Hán ở nước ta có chiều dài lịch sử khoảng từ đầu thế kỷ X (triều Lý) cho đến gần hết nửa đầu thế kỷ XX (triều Nguyễn). Nó phản ảnh những sự hưng vong gần 10 thế kỷ của các triều đại phong kiến Việt Nam cũng như tâm tình của những cá nhân nhà thơ, đối với những sự việc đã xảy ra ở từng thời điểm thuộc các triều đại đó. Nội dung thật phong phú, hình thức cũng vậy. Trước một hiện tượng như vậy đòi hỏi có sự tổng kết và nó được giải đáp trong Thi thoại, nhưng phong phú hơn, đa dạng hơn, vừa khái quát vừa cụ thể sinh động phải kể tới những bài tựa, bài bạt, đề, dẫn, lệ ngôn... viết ở phần đầu hay phần cuối của từng tác phẩm thơ cụ thể,...".

Tựa, bạt, đề, dẫn, lệ ngôn... là thể loại hàng đầu trong văn học cổ. Đó là thể loại phê bình – lý luận văn học của các cụ ta ngày xưa. Thường là những bậc đại gia, kiến thức và chữ nghĩa giỏi giang mới được mời viết tựa, bạt... Nhiều khi cả đời mới hoàn thành và in ấn được một thi tập hoặc một tác phẩm – công trình, mời một người đáng kính, có uy tín trong học giới, văn giới viết cho mấy lời đầu (tựa), hoặc người được mời khiêm nhường đề vào cuối sách (bạt). Do đó, tựa, bạt là thể loại “bậc trên”, xét về tôn ti trong văn học trung đại.

Mai Quốc Liên, GS-TS

Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Quốc học

=========

>> Văn Học Dân Gian

>> Thơ Ca Việt Nam

>> Sách Văn Học Việt Nam

>> Tủ Sách * Tác Giả Nổi Tiếng

 
 

Sản phẩm liên quan

Giá bán tất cả: 508.000 VNĐ
 

Mô tả sản phẩm

Việt Nam ta rõ ràng là một nước có nền văn hiến lâu đời. Sách vở, trứ tác qua các đời nhiều không kể xiết. Trải qua binh lửa chiến tranh, loạn lạc, số còn lại đã bị hao tổn nhiều. Tuy vậy, thông qua đó, đồng thời thông qua các bài nghị luận như tựa, bạt, đề, dẫn... có thể thấy được giá trị lớn lao của nó.

Trước hết, chan chứa trong mỗi dòng, mỗi bài của thể loại này là lòng tự hào dân tộc chính đáng về văn hóa nước mình. Như ý lớn mà Nguyễn Trãi viết trong Bình Ngô đại cáo về văn hiến Nam bang: “Như nước Đại Việt ta từ trước / Vốn xưng nền văn hiến đã lâu”. Các tác giả về sau phát triển lên, như Lê Quý Đôn nói rõ về văn hiến nước ta không thua gì Trung Quốc: “Nước Việt ta từ lập quốc tới nay văn minh không thua kém Trung Quốc” (Lệ ngôn'). Cao Bá Quát viết: “Ôn Như Hầu² làm thơ thuật cổ, khuôn mẫu ngang với Thiếu Lăng³, Bằng Quận công đặt điệu cung từ, giong ruổi không nhường Hán Ngụy”. Cha ông ta thực có “mắt xanh” trong thẩm mỹ, vững vàng trong tư tưởng, hàng ngàn năm bồi đắp văn hóa Việt để có Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Cao Bá Quát, Ngô Thì Nhậm... và biết bao danh gia khác. Và họ đều đã được đánh giá đúng, thể hiện qua những lời ngắn gọn, súc tích, đáng tạc vào bia đá để lại ngàn đời.

Toàn bộ nền lý luận - phê bình của Việt Nam chứa đựng trong đó, một cách đặc thù. Mỗi chúng ta phải đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu, phân tích từng mệnh đề để thấy được cái hay, cái thâm trầm, cái lớn lao của tư tưởng văn nghệ cổ điển. Việc này đã được nhiều nhà nghiên cứu tiến hành, nhưng rõ ràng là nó vẫn sẽ được tiếp tục, càng ngày càng sâu sắc, hệ thống..., đặt nó vào lịch sử, vào những tương quan (Trung Quốc, Viễn Đông...), để tìm ra được đặc sắc Việt Nam.

Tập tư liệu dưới đây của chúng tôi mong mỏi giúp được phần nào vào công việc ấy.

Để thực hiện công trình này chúng tôi may mắn được GS Đỗ Văn Hỉ tặng lại toàn bộ tài liệu Lý luận phê bình văn nghệ cổ Việt Nam mà Giáo sư đã sưu tầm, chép tay lại và dịch. Trong quá trình tuyển chọn và đối chiếu bản thảo chúng tôi cũng cố gắng tìm những bản khắc in đang được lưu trữ ở các Thư viện Viện Khoa học Xã hội, Thư viện Viện Hán Nôm, Thư viện Văn học... Ở công trình này chúng tôi thống kê, so sánh, tuyển lựa những bài có tính chất đại biểu và độc đáo cho một quan điểm thi học nhất định. Cho nên ngoài những bài tuyển dịch của GS Đỗ Văn Hỉ và GS Mai Quốc Liên, chúng tôi cũng tuyển chọn một số bài của một số dịch giả khác, tham khảo các công trình khác với mong muốn nội dung lẫn hình thức của thể Lý luận phê bình văn học cổ được đầy đủ và phong phú hơn. Để tiện việc đối chiếu, sau mỗi bản dịch đều có ký hiệu thư mục kèm theo, những ký hiệu này chúng tôi giữ nguyên theo bản chép tay của GS. Đỗ Văn Hỉ, có thể ký hiệu thư mục ở các thư viện đã thay đổi nhưng chúng tôi chưa có đủ điều kiện để thống kê lại. Trong các bản dịch của GS Đỗ Văn Hỉ chúng tôi có chỉnh sửa bổ sung một vài chi tiết nhỏ mà chúng tôi cho đây là lỗi vì tính của người đánh máy chữ với mong muốn cho bản dịch so với nguyên bản được chân xác hơn, còn phần chú thích nếu Ban Biên tập có bổ sung chú thích thì sẽ để ở cuối mỗi chú thích (BBT chú).

Việc hệ thống hóa đề tài theo cách nào khoa học nhất trước khối tài liệu không đồng nhất về không gian, không đồng nhất về thời gian và không đồng nhất về tác giả. Xếp theo những hệ thống vấn đề thì gặp một trở ngại: trong một bài có nhiều vấn đề đều được đặt ra trên cùng một bình diện, nên không thể chọn vấn đề này mà loại trừ vấn đề kia. Xếp theo hệ thống thể loại cũng gặp một khó khăn: thời gian xuất hiện của từng thể loại không đồng nhất; nếu xếp theo cách này thì tính lịch sử của thể loại bị xóa bỏ. Xếp theo trật tự thời gian xuất hiện của từng tác phẩm cũng chưa thỏa đáng: các thể loại được viết không tuân theo tuyến tính của thời gian, nên được mặt thời gian thì thể loại bị xáo trộn. Cuối cùng phải đòi giải pháp dung hòa cả hai phương diện: lịch sử và thể loại: toàn bộ tài liệu xếp theo hệ thống thể loại, trong đó mỗi thể loại xếp theo trật tự thời gian, mà cụ thể ở đây sắp xếp thời gian theo niên đại của tác giả, như vậy là trong thể loại có lịch sử, và ngược lại trong lịch sử có thể loại. Trong cách sắp xếp này còn một điều cần phải trình bày thêm: có nhiều tác phẩm chưa xác định được thời gian xuất hiện vì tác giả của nó chưa biết năm mất và năm sinh, hoặc có tác giả còn chưa biết tiểu sử... Vậy cách xếp theo trật tự thời gian chỉ có tính chất tương đối mà thôi.

Công trình này, chắc chắn sẽ còn có thiếu sót. Nhiều chữ viết đá thảo, dị thể... khi đọc chưa tìm ra được nghĩa và cách đọc, nhiều câu dịch phải suy nghĩ thêm, chờ sự chỉ bảo của các học giả...

Xin trân trọng giới thiệu cùng các vị có lòng yêu “Quốc học”.

Mai Quốc Liên GS-TS,

Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Quốc học

Tháng 12/2019

Thông tin thêm

=*=*=*=*=*=*=*=*=

Sách cũng có bán tại DAVIBOOKS - SÁCH ĐẤT VIỆT:

- A30/9 QL50, Bình Hưng, Bình Chánh, TP.HCM (Đối diện Điện Máy Xanh; cách bến xe Q8 150m hướng về phía đường Nguyễn Văn Linh)

- SĐT: 028 6265 2039

DAVIBOOKS đem đến cho Quý độc giả những bộ sách mới nhất, nhanh nhất, và chất lượng nhất.

Thông tin sản phẩm

Số trang
768
Kích thước
16 x 24 cm
Lượt xem
540
Trọng lượng
1,30 kg

Sách giảm giá

Nhận xét sản phẩm

Không tìm thấy nhận xét nào cho sản phẩm này
 

Viết nhận xét

Vui lòng đăng nhập để đăng nhận xét