Trần Đình Hượu Và Nghiên Cứu Nho Giáo Việt Nam Hiện Đại

Giỏ hàng

 

Chia sẻ

Facebook Twitter Google Buzz Link hay
Giá gốc: 350.000 VNĐ
Giá bán: 315.000 VNĐ
Tiết kiệm: 35.000 VNĐ (-10%)

Trần Đình Hượu bắt đầu nghiên cứu Trung Quốc nói chung, Nho giáo nói riêng từ cuối những năm 50 của thế kỷ trước. Được cử đi đào tạo ở Liên Xô rồi về nước từ năm 1964, ông liên tục giảng dạy và nghiên cứu ở Khoa Ngữ văn Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, cho đến năm 1993.

Những công trình nghiên cứu chính của ông về Nho giáo, vì bối cảnh chung đã nói trên, chỉ được công bố trong khoảng 10 năm (1984 – 1994). Ông mất năm 1995.

Vào thời gian cuối đó, ông thực sự mới có độc giả, có môn đệ và đồng nghiệp cùng theo đuổi và kế tục công việc, mới dần dần có ảnh hưởng ra giới học thuật trong nước và quốc tế!

Đọc những tác phẩm của ông, cộng hưởng và mở rộng tầm ảnh hưởng của những vấn đề mà ông quan tâm, phục vụ cho định hướng nghiên cứu theo chiều sâu, ghi nhận những đóng góp quý báu của ông, đó là chủ đích của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội khi tổ chức Hội thảo khoa học về ông năm 2015, nhân kỷ niệm 20 năm ngày mất của ông.

Do hạn chế nhất định về mặt thời gian, Kỷ yếu không kịp xuất bản đúng thời điểm như mong muốn. Xin có lời cáo lỗi với các tác giả và bạn đọc, mong được lượng thứ.

GS.TS Trần Ngọc Vương

=========

>>> Tủ Sách Về Văn Hóa

>>> Tủ Sách Văn Hóa Xã Hội

>>> Tủ Sách * Tác Giả Nổi Tiếng

Cảo thơm lần giở trước đèn

Nhiều sách cổ, quý hiếm, được tái tạo bảo tồn.

Sách của Phạm Công Thiện, Bùi Giáng, Lê Mạnh Thát, Nghiêm Xuân Tú, Hoà Thượng Thích Minh Châu, Thiền sư Thích Nhất Hạnh,...

 
 

Sản phẩm liên quan

 

Mô tả sản phẩm

Từ thập niên thứ 5 của thế kỷ XX, khi chính phủ Quốc dân Đảng của Tưởng Giới Thạch buộc phải rút chạy ra quần đảo Đài Loan, nhà nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa làm chủ Đại Lục, thì trên toàn bộ khu vực Đông Á, không còn một chính phủ hay nhà nước nào chính thức lên tiếng chủ thể kế thừa chính thức của Nho giáo. Tuy vẫn tồn tại những định chế nghiên cứu về chính trị, văn hoá và học thuật ở các quốc gia và vùng lãnh thổ coi Nho giáo là đối tượng chủ yếu, hay những nhóm học giả nhiệt thành cổ vũ Nho giáo, nhưng ở cấp độ bảo trợ nhà nước chính thức, và với tư cách một hệ ý thức thì hầu như Nho giáo đã hoàn toàn mất vị thế.

Sau vài mươi năm kể từ kết thúc Chiến tranh Thế giới thứ hai, trước hết là nền kinh tế, rồi tiếp theo đó là sự vươn lên mạnh mẽ và ngoạn mục về khoa học, công nghệ và văn hoá của Nhật Bản đã gây nên sự ngạc nhiên, sửng sốt và khâm phục của giới quan sát chính trị trên thế giới. Nhật Bản làm nên một sự thần kỳ!

Sự vươn lên mạnh mẽ trong mấy thập kỷ tiếp theo của Đài Loan, Hàn Quốc, Hồng Kông và Singapore làm hình thành chuỗi các quốc gia và vùng lãnh thổ được định danh bằng các tên gọi đầy phấn khích là các nước công nghiệp mới (New Industrial Countries-NIC), “những chú rồng nhỏ” hay “những con hổ mới”!

Nếu như ở các quốc gia và vùng lãnh thổ vừa nói, mối quan tâm xã hội và những vấn đề khoa học về các truyền thống văn hoá và học thuật thuộc về Trung Quốc, trước cách mạng nói chung vẫn được tiếp tục duy trì một cách bền bỉ, liên tục thì ở các quốc gia “dân chủ mới” hay nói thẳng thắn hơn, các quốc gia theo hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa là Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Triều Tiên và Viêt Nam Dân chủ Cộng hoà đều coi các học thuyết và tư tưởng, văn hoá truyền thống ấy là những “tàn dư độc hại của phong kiến thực dân" nên chủ yếu phải “đào sâu chôn chặt”!

Trong khung khổ ấy, những công trình nghiên cứu về Nho giáo ở các quốc gia vừa đề cập có giá trị sâu sắc và cơ bản xuất hiện ít dần theo hướng “dao động tắt dần”.

Nhưng “những cú huých” từ chính nên học thuật của các quốc gia và vùng lãnh thổ công nghiệp mới, tiếp theo đó là sự quan tâm mạnh mẽ về các quốc gia đó của nên học thuật Âu – Mỹ từ giữa những năm 80 đã bùng phát trở lại. Ngay chính học giả của Trung Hoa đại lục cũng lần lượt bừng tỉnh, thế hệ học giả trẻ tuổi xuất hiện và ngày càng được khẳng định.

Đáng chú ý là những luận điểm nghiên cứu của các tác giả Âu Mỹ, nổi bật và tiêu biểu nhất là công trình “Thế giới Hán hoá mới” (Le monde nouveau sinise') của L. Vandermeersch, ở đó nhà nghiên cứu khẳng định, khác với xác tín truyền thống của các quốc gia trong Hán tự văn hoá quyển, rằng Nho giáo là nguyên nhân chủ yếu làm cho các nước trong khu vực trở nên “nước yếu dân hèn, trên thực tế, nếu biết khai thác hợp lý và đồng bộ, những thành tố quý báu nhất của Nho giáo sẽ được vận dụng trở nên là động lực mới của sự cất cánh ở các quốc gia mang trong mình những truyền thống đó!

Sự phục hưng của một phong trào Tân Nho giáo như vậy dần dần được sự cộng hưởng mạnh mẽ, đến mức mà vào năm 1996, Đại hội của phong trào Tân Nho giáo quốc tế lần thứ VI đã được tổ chức trọng thể tại Thượng Hải, với sự có mặt và diễn văn chào mừng của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc Giang Trạch Dân. Từ đầu những năm 90 thế kỷ trước, nghiên cứu Nho giáo không còn bị kỳ thị hay tìm cách hạn chế nữa.

GS.TS Trần Ngọc Vương

Thông tin thêm

=*=*=*=*=*=*=*=*=

Sách cũng có bán tại DAVIBOOKS - SÁCH ĐẤT VIỆT:

- A30/9 QL50, Bình Hưng, Bình Chánh, TP.HCM (Đối diện Điện Máy Xanh; cách bến xe Q8 150m hướng về phía đường Nguyễn Văn Linh)

- SĐT: 028 6265 2039

DAVIBOOKS đem đến cho Quý độc giả những bộ sách mới nhất, nhanh nhất, và chất lượng nhất.

Thông tin sản phẩm

Số trang
472
Kích thước
16 x 24 cm
Lượt xem
591
Trọng lượng
600 gr

Sách giảm giá

Nhận xét sản phẩm

Không tìm thấy nhận xét nào cho sản phẩm này
 

Viết nhận xét

Vui lòng đăng nhập để đăng nhận xét