Triết Học Kant + Triết Học Hiện Sinh + Triết Học Descartes (3 Cuốn)

Triết Học Kant + Triết Học Hiện Sinh + Triết Học Descartes (3 Cuốn)

Giỏ hàng

 

Chia sẻ

Facebook Twitter Google Buzz Link hay
Giá bán: 500.000 VNĐ

TRỌN BỘ 3 QUYỂN TRIẾT HỌC: HIỆN SINH - KANT - DESCARTES 
Sách do Gs. Trần Thái Đỉnh biên soạn, được xem là những quyển sách quý về triết học.

 
 

Sản phẩm liên quan

 

Mô tả sản phẩm

1. Triết học hiện sinh

“Hai cuốn sách bán được nhanh nhất và nhiều nhất (thời ấy) là hai cuốn liên quan đến triết học tức là cuốn Triết học hiện sinh của Trần Thái Đỉnh và cuốn Những trào lưu lớn của tư tưởng hiện đại, dịch của André Maurois.” – Võ Phiến, Văn học miền Nam tổng quan, 1986.

Cuốn Triết học hiện sinh được in lần đầu tiên ở Sài Gòn, năm 1967, Nxb Thời Mới ấn hành; đã tạo nên hiện tượng kỳ lạ, là cuốn sách best sellers không thuộc thể loại tiểu thuyết.

Cuốn sách Triết học hiện sinh (tập hợp từ các bài viết của Gs. Trần Thái Đỉnh đăng trên tạp chí Bách Khoa (Sài Gòn) từ tháng 10/1961 đến tháng 9/1962) mở cửa cho chúng ta vào nền tư tưởng chủ yếu của thế kỷ XX, vào sự tìm hiểu con người. Vì vậy, nếu muốn tìm hiểu tiến trình tư tưởng của con người trong thế kỷ XX, tìm một cách sống, một cách suy nghĩ, tìm hiểu chính mình để vượt mình; hãy tìm đọc cuốn sách này, đặc biệt là các bạn trẻ và các văn nghệ sĩ muốn cách tân thơ văn.

Sách gồm 10 chương, tạm chia thành 2 phần:

3 chương đầu tìm hiểu về: Triết học hiện sinh là gì? (Lập trường của triết học hiện sinh, Triết học về con người); Những đề tài chính của triết học hiện sinh; Hai ngành của phong trào triết học hiện sinh.

7 chương sau viết về bảy triết gia hiện sinh lừng danh:

–          Kierkergaard, ông tổ hiện sinh chính thực;
–          Nietzsche, ông tổ hiện sinh vô thần;
–          Husserl, ông tổ văn chương triết lý hiện tượng học;
–          Jaspers, hiện sinh và siêu việt;
–          Marcel, hiện sinh và huyền nhiệm;
–          Sartre, hiện sinh phi lý;
–          Heidegger, hiện sinh và hiện hữu.

Triết học hiện sinh là gì? Có thể tạm định nghĩa là triết dạy ta suy nghĩ về thân phận làm người. Văn của triết học hiện sinh là văn mô tả – đôi khi tả chân quá – nhưng chủ ý của họ không phải gì khác cho bằng vạch cho ta thấy vẻ buồn nôn của con người tầm thường, hòng thức tỉnh con người trỗi dậy, bỏ cách sống của sự vật để khai mạc một đời sống nhân vị, nhân vị cao cả của con người tự do.

Triết học hiện sinh là triết học nổi bật nhất của thế kỷ XX, đã đưa con người trở lại với con người, đã gợi hứng cho nhiều thanh niên biết suy nghĩ về ý nghĩa cuộc đời, đừng “sống thừa ra”, sống không lý tưởng, sống như cây cỏ…

Triết học hiện sinh đã đóng vai trò lịch sử của nó khá tốt đẹp, cuốn sách này của Gs. Trần Thái Đỉnh cũng đã và đang làm tốt vai trò lịch sử của nó; góp phần cung cấp cho độc giả một cái nhìn toàn diện về triết học hiện sinh, một cuốn sách vừa dễ hiểu vừa đầy đủ hẳn nhiên là một cuốn sách tốt.

2. Triết học Kant
Triết học Kant vẫn ảnh hưởng một cách sâu sắc đến các trào lưu tư tưởng hiện đại. Có thể nói không quá đáng rằng không hiểu Kant thì không thể hiểu thấu đáo Hegel (1770-1831), Marx (1818-1883), Heidegger (1889-1976) và Claude Lévi-Strauss (1908-2009). Kant đã làm con người tỉnh giấc mơ tiên, biết mình không phải là thần thánh, mà là người; biết mình là hữu thể hữu hạn chứ không phải là hiện thể tuyệt đối. Trước Kant, chúng ta đã có 2 lần bắt đầu trong lịch sử triết học (lần thứ nhất với Socrate với mục tiêu “Anh hãy hiểu biết chính bản thân mình”, đi qua các đời Platon, Aristote rồi trải qua mười mấy thế kỷ trong đêm trường Trung cổ, triết học đã ngủ giấc ngủ giáo điều trong thân phận nữ tỳ của thần học; lần thứ hai với Descartes đưa triết học vào hẻm cụt của thuyết Duy tâm – thuyết đã gán cho con người những khả năng mà con người không có được, sau đó là Locke và Hume, triết học thoát khỏi giấc ngủ giáo điều nhưng lại đi vào một ngõ cụt khác: đó là thuyết Duy cảm, Duy nghiệm – đối lập với thuyết Duy tâm) và phải đến lần thứ 3, với Kant, triết học mới thật sự đi vào đúng hướng của nó, “Vậy phải bắt đầu lại từ đầu. Phải bắt đầu lại với Kant.” – Jacques Derrida (1930-2004)

Theo Kant, một nền triết học nghiêm chỉnh là phải hướng về những vấn đề cơ bản của con người. Kant đặt vấn đề với chính khả năng tư tưởng của con người, cụ thể ông tự đặt cho triết học phê bình của ông 4 câu hỏi: 1. Tôi có thể biết gì? 2. Tôi phải làm gì? 3. Tôi được phép hy vọng gì? và 4. Con người là gì? Kant dành quyển Phê phán Lý tính thuần túyđể trả lời câu hỏi thứ nhất; quyển Phê phán Lý tính thực hành (Đạo đức học) – then chốt và chính yếu trong 3 cuốn Phê phán làm nên tòa nhà tư tưởng triết học Kant – để trả lời câu hỏi thứ hai; và, trong các tác phẩm tương đối ngắn về triết học lịch sử và triết học tôn giáo để trả lời câu hỏi thứ ba. Quyển Phê phán năng lực phán đoán (Mỹ học và Mục đích luận) là “cầu nối” quan trọng giữa cả ba câu hỏi với tầm quan trọng đặc biệt về hệ thống lẫn về nội dung. Câu hỏi thứ 4 là tất cả triết học của Kant: triết học về con người.

Triết gia J. Lacroix (1900-1986) đã viết: “Kant đã thay thế triết học tri thức của Hy Lạp bằng triết học bổn phận của ông.” Triết học Kant là triết tìm hiểu ý nghĩa và bổn phận làm người ở ta, để tìm ra ý nghĩa thực sự này của triết học Kant chúng ta phải nhìn chung tất cả hệ thống Kant với 3 cuốn Phê phán của nó. Với Phê phán Lý tính thuần túy Kant vạch giới hạn cho lý trí của con người, với mục đích chứng tỏ cho con người biết không thể dùng tri thức khoa học là sản phẩm của kinh nghiệm để đạt tới những đối tượng của siêu hình học. Với Phê phán Lý tính thực hành vạch ra rằng: nếu con người là vật có lý trí, thì chỉ trong lĩnh vực của lý trí con người mới thực sự sinh hoạt theo đúng cương vị của mình, còn như trong lĩnh vực thực nghiệm thì con người vẫn bị chi phối bởi những hiện tượng như những động vật khác. Và với cuốn thứ 3, Phê phán năng lực phán đoán, Kant bàn tới vài hình thức văn hóa có khả năng giải thoát con người và dần dần giúp con người vươn lên khỏi những ràng buộc của giác quan hòng tiến tới những thực tại siêu hình.

Tuy chưa thể đi sâu vào phần triết học pháp quyền, triết học lịch sử, triết học tôn giáo, nhưng với việc trình bày cô đọng nhưng không kém cặn kẽ về ba quyển Phê phán chủ yếu, Gs. Trần Thái Đỉnh đã cho ta một cái nhìn khá bao quát về triết học Kant – thứ triết con người bị cắt xé giữa tinh thần và thể xác, giữa lý trí và cảm giác. Và mục đích chính của Kant không phải là tri thức, mục đích của Kant là quy về vấn đề con người. Tất cả chỉ là vấn đề con người mà thôi.

3. Triết học Descartes
Cuốn sách này được xem như một toàn thư về Descartes mang đến cho độc giả Việt Nam. Cuốn sách là bản in chung 3 trong 1: 2 tác phẩm quan trọng nhất của Descartes được lịch sử triết học đề cao là Phương pháp luận và Những suy niệm siêu hình học do Gs. Trần Thái Đỉnh dịch sang tiếng Việt; và cuốn sách biên khảo Triết học Descartes của Gs. Trần Thái Đỉnh nghiên cứu 2 tác phẩm nòng cốt trên, làm nhiệm vụ dẫn nhập tư tưởng triết học của Descartes.

Cuốn Phương pháp luận được xuất bản lần đầu tiên năm 1637 bằng tiếng Pháp, được coi như một Tuyên ngôn và là hiến chương của triết học mới cũng như nền văn minh khoa học mới. Cuốn sách gồm 6 phần:

Phần I được coi như một thiên hồi ký, một bài tự thuật: Về con đường học vấn Descartes trình bày và phê bình những môn ông đã học: văn chương, thần học, triết học và khoa học. Ông đặc biệt khoái môn Toán; Về con đường đời Descartes gọi đây là cuốn sách vĩ đại của thế giới. Ông dùng sáu bảy năm để chu du khắp nơi: quân đội, triều đình và quần chúng. Thế nhưng con đường này chỉ dẫn ông tới “những sai lầm và hoài nghi”; Sau khi thất vọng với 2 con đường trước đó, Descartes quyết tâm đi vào con đường của ông. Con đường này khởi đầu bằng việc đặt giả thiết không có Trời Đất, nhân đó ông tìm ra triết Cogito, nơi đây ông chỉ nói “tôi phải tìm chân lý ở trong chính mình tôi”.

Phần II đề cập đến những quy tắc của triết học mới: Quy tắc hiển nhiên chống lại đường lối kinh viện là chấp nhận những cái “chỉ có vẻ đích thực”; Quy tắc phân tích: chia mỗi vấn đề, mỗi khó khăn thành những thành phần nhỏ để dễ nhận định và có thể giải quyết bắt đầu từ những cái rõ hơn và đơn sơ hơn; Quy tắc trật tự: đi từ những điều đã biết tới những điều đang tìm biết, từ những cái đơn giản tới những cái phức tạp; Quy tắc kiểm kê và tổng hợp: một quy luật để tránh sơ suất khi tìm tòi, nhất là sau khi đã đi vào những chi tiết của công việc phân tích tỉ mỉ. Qua 4 quy tắc này, Descartes đã giải quyết được những vấn đề xưa kia vẫn được coi là khó khăn nhất.

Phần III nói về những quy luật của khoa Luân lý tạm thời – căn nhà tạm trú trong khi chờ đợi xây ngôi nhà mới: Châm ngôn thứ nhất: sống theo phong tục xứ sở mình với thái độ dung hòa; Châm ngôn thứ hai: phải quả quyết trong hành động; Châm ngôn thứ ba: tự chế, chỉ dự tính những cái trong khả năng ta, đừng mơ ước hảo huyền.
Phần IV phác họa cho thấy những nét chính yếu của khoa siêu hình học mới, với những luận chứng về linh hồn và Thượng đế: Chân lý số một cũng là chân lý hiển nhiên đầu tiên: Cogito – Tôi suy tưởng, vậy tôi hiện hữu. Đây là khởi điểm cho nền triết học cũng như cho tất cả hệ thống khoa học do Descartes xây dựng; Bản chất của linh hồn: sau khi thấy suy tưởng là thực tại bất khả nghi, thì phải công nhận sự hiện hữu của tôi. Nhưng tôi là ai? “Là một bản thể mà tất cả yếu tính chỉ là suy tưởng.”; Chứng minh có Thượng đế; Giá trị của những chứng minh: những ai không nhận ra sự hiển nhiên của những lý lẽ do ông đưa ra để chứng minh linh hồn và Thượng đế, thì chỉ tại họ không dùng lý trí mà lại dùng trí tưởng tượng trong việc truy tầm này.

Phần V chứa đựng những nguyên tắc nền tảng của khoa Vật lý Descartes. Với Descartes thì khoa Luân lý đích thực chí có được sau khi đã đặt xong nền tảng Siêu hình, xây xong cái thân là khoa Vật lý, rồi sau khi những ngành như Y học và Cơ học mọc ra.

Phần VI: coi như chương trình mà Descartes đã tự vạch cho mình để tiến tới một khoa Vật lý đích thực, hòng xây dựng một khoa Y học khả dĩ “giải thoát con người khỏi bệnh tật và khỏi sự yếu nhược của tuổi già”.

Với cuốn Những suy niệm siêu hình học xuất bản năm 1641 bằng tiếng la-tinh – ngôn ngữ các trường đại học Tây phương dùng lúc bấy giờ, Descartes mới thật sự bước vào cuộc chiến chống lại triết học kinh viện đang thống trị thời đó. Chủ nghĩa khoa học của Descartes đã chết hẳn với Khoa học thuyết của thế kỷ XIX, nhưng tư tưởng triết học của Descartes càng ngày càng phong phú và càng giúp cho nhiều triết thuyết phát sinh. Tư tưởng đó có thể được coi như nằm gọn trong cuốn Những suy niệm siêu hình học. Cuốn sách là suy tư của Descartes về giá trị của khoa học Descartes, và nói chung là nền khoa học của những năm cuối cùng đời ông, khoa học đã thực hiện hoặc còn ở trong mộng. Địa vị của cuốn Những suy niệm siêu hình học là quan trọng, quan trọng để hiểu triết Descartes một cách đích xác, quan trọng đối với công việc đào luyện tư tưởng triết học của chúng ta.

Chúng ta đã có 3 lần bắt đầu trong lịch sử triết học: lần thứ nhất bắt đầu với Socrate, lần thứ hai bắt đầu với Descartes, lần thứ 3 bắt đầu với Kant. Descartes được gọi là cha đẻ của triết học thời mới, triết học Descartes đã đánh dấu một khúc quẹo của tư tưởng của con người đối với vũ trụ, với trời và với chính mình và cuối cùng được hoàn tất bởi Kant.

Triết học truyền thống khởi đi từ thế giới và luôn lấy thế giới làm nền, còn triết học Descartes lại khởi sự từ hành vi suy tưởng của con người và luôn lấy đó làm căn cứ. Triết học của Descartes là triết học tinh thần và triết học truyền thống là triết học thiên nhiên. Descartes đả phá tất cả, Hy Lạp và Trung cổ khởi công từ chỗ truy nhận thế giới vĩnh cửu và tuyệt đối chân thật, nay Descartes khởi sự từ chỗ coi thế giới là truyện bày đặt, truyện biến ngôn và ông khởi sự từ hành vi suy tư của con người. Descartes xác định lại 2 lĩnh vực khoa học và triết học, phân ranh rõ rệt giữa những truy tầm khoa học và những suy niệm triết học. Descartes khởi sự triết học từ tư tưởng con người, tức yếu tố tinh thần của con người chứ không xây triết học trên thế giới như triết học truyền thống đã làm. Vì vậy, triết học của Descartes là triết học về con người, nhưng ngạc nhiên là ông không định nghĩa con người là con vật có lý trí. Ông đề cao ý chí (volonté) và tự do hơn. Ông coi ý chí là yếu tố căn bản và cao trọng nhất nơi con người. Có thể nói rằng, con người trong triết Descartes không còn là một vật trong thiên nhiên nữa, nhưng là một tinh thần. Descartes coi con người là một hữu thể siêu việt. Và Descartes là chỗ đứt quãng, phân ranh hai thời đại đi trước và đi sau thành hai nền tư tưởng khác hẳn nhau.

Thông tin thêm

Sách cũng có bán tại DAVIBOOKS - SÁCH ĐẤT VIỆT, chi nhánh:
 
-  A30/9 QL50, Bình Hưng, Bình Chánh, TP.HCM (028 6265 2039)
 
Davibooks đem đến cho Quý độc giả những cuốn sách mới nhất, nhanh nhất, và chất lượng nhất.

 

Thông tin sản phẩm

Lượt xem
247
Trọng lượng
1,00 kg

Sách giảm giá

Nhận xét sản phẩm

Không tìm thấy nhận xét nào cho sản phẩm này
 

Viết nhận xét

Vui lòng đăng nhập để đăng nhận xét