Phong Trào Chấn Hưng Phật Giáo Miền Nam Việt Nam - Dương Thanh Mừng

Giỏ hàng

 

Chia sẻ

Facebook Twitter Google Buzz Link hay
Tác giả: Dương Thanh Mừng NXB: Đà Nẵng Hình thức: Bìa Cứng
Giá gốc: 420.000 VNĐ
Giá bán: 378.000 VNĐ
Tiết kiệm: 42.000 VNĐ (-10%)

>> [ Kinh Phật ]

>> Tủ sách Phật Giáo

>> Sách Xưa

>> Tủ sách Triết học

>> Sách Thầy Viên Minh

>> Phật Giáo Nguyên Thủy

>>> Vật Phẩm Phật Giáo (New)

Cảo thơm lần giở trước đèn

Nhiều sách cổ, quý hiếm, được tái tạo bảo tồn.

Sách của Phạm Công Thiện, Bùi Giáng, Lê Mạnh Thát, Nghiêm Xuân Tú, Hoà Thượng Thích Minh Châu, Thiền sư Thích Nhất Hạnh,...

 
 

Sản phẩm liên quan

 

Mô tả sản phẩm

Việc lựa chọn mốc thời gian để tạm thời khép lại giai đoạn 1 của phong trào chấn hưng Phật giáo miền Nam cũng là một vấn đề cần phải suy nghĩ. Nếu dựa theo cách phân kì lịch sử của dân tộc thì năm 1954 sẽ được xem là giới hạn cuối. Mặc dù vậy, chúng tôi vẫn cảm thấy chưa thực sự hài lòng bởi trong năm này, Phật giáo không có quá nhiều sự kiện nổi bật để tạo ra những sự thay đổi có tính bước ngoặt. Trước đây, chúng tôi lấy sự kiện thống nhất Phật giáo tại chùa Từ Đàm, Huế vào năm 1951, làm giới hạn cuối chứ không phải là năm 1952 (Giáo hội Tăng già Toàn quốc Việt Nam thành lập). Nguyên nhân là bởi, Giáo hội Tăng già Toàn quốc chỉ dành riêng cho lực lượng tăng sĩ. Trong khi đó, đề cập đến vấn đề thống nhất thì Phật giáo cần phải quy tụ được tất cả các sơn môn hệ phái, các tăng già và cư sĩ cùng tham gia. Dù chưa tạo nên được một sự thống nhất có tính trọn vẹn, nhưng Tổng hội Phật giáo Việt Nam ra đời cũng đã phần nào đáp ứng tốt các yêu cầu và điều kiện này. Trên thực tế, phải đến năm 1953, Tổng hội Phật giáo Việt Nam mới được công nhận chính thức về mặt pháp lí. Cũng trong năm này, Giáo hội Tăng già Nam Việt và Hội Phật học Nam Việt đã đi đến những thỏa thuận rất quan trọng: 1/Thành lập Ủy ban Liên hiệp làm cơ quan chỉ đạo cao nhất cho các hoạt động Phật sự; 2/Suy tôn Hòa thượng Huệ Quang lên ngôi vị Pháp chủ để hiệu triệu và thống nhất Phật giáo đồ trong toàn miền. Do vậy, chúng tôi tạm thời chọn mốc này để làm giới hạn về mặt thời gian nghiên cứu cho công trình. Dù xác định phong trào diễn ra trong giai đoạn 1931-1953, nhưng để làm rõ hơn các nội dung cần nghiên cứu, chúng tôi còn mở rộng phạm vi sang các giai đoạn trước và sau đó. Nhất là giai đoạn tiền chấn hưng Phật giáo và giai đoạn từ sau năm 1953, khi các hoạt động Phật sự ở miền Nam vẫn còn diễn ra rất sôi nổi.

Vượt lên những khó khăn này, công trình đã kịp thời hoàn thiện như là một sự tri ân đối với các sự kiện: 90 năm phong trào chấn hưng Phật giáo Việt Nam hình thành (1931-2021) và 40 năm thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam (1981-2021). Với cấu trúc chia làm ba chương, công trình sẽ lần lượt đi vào phân tích và làm sáng tỏ các vấn đề như: Các nhân tố tác động đến sự hình thành phong trào chấn hưng Phật giáo miền Nam; những nội dung chính mà phong trào đã thể hiện; đặc điểm, vai trò của phong trào chấn hưng Phật giáo miền Nam đối với đời sống văn hóa, xã hội, với Đạo pháp cũng như đối với sự nghiệp đấu tranh, giải phóng dân tộc. Dù đã có rất nhiều cố gắng để làm sáng tỏ hơn các vấn đề cần nghiên cứu, song, chúng tôi vẫn cảm thấy chưa thực sự hài lòng. Vẫn còn đó những vấn đề ngổn ngang mà khi đọc công trình này chắc hẳn quý vị sẽ nhận thấy được điều đó. Chúng tôi cũng luôn thành tâm, mong muốn nhận được những lời nhận xét, góp ý chân thành từ quý vị để tiếp tục bổ sung, kiện toàn và nâng cao hơn nữa chất lượng cho công trình.

Đà Nẵng, năm 2021

Tác giả kính bút

Thông tin thêm

=*=*=*=*=*=*=*=*=

Sách cũng có bán tại DAVIBOOKS - SÁCH ĐẤT VIỆT:

- A30/9 QL50, Bình Hưng, Bình Chánh, TP.HCM (Đối diện Điện Máy Xanh; cách bến xe Q8 150m hướng về phía đường Nguyễn Văn Linh)

- SĐT: 028 6265 2039

DAVIBOOKS đem đến cho Quý độc giả những bộ sách mới nhất, nhanh nhất, và chất lượng nhất.

Thông tin sản phẩm

Số trang
846
Kích thước
16 x 24cm
Lượt xem
345
Trọng lượng
1,80 kg

Sách giảm giá

Nhận xét sản phẩm

Không tìm thấy nhận xét nào cho sản phẩm này
 

Viết nhận xét

Vui lòng đăng nhập để đăng nhận xét