Căn Bản Thuyết Nhất Thiết Hữu Bộ Tỳ-Nại-Da Sự - Tuệ Sỹ

Giỏ hàng

 

Chia sẻ

Facebook Twitter Google Buzz Link hay
Tác giả: Tuệ Sỹ NXB: Hồng Đức Hình thức: Bìa Cứng
Giá bán: 250.000 VNĐ

Thuyết nhất thiết hữu bộ (zh. 說一切有部, sa. sarvāstivādin), còn gọi ngắn gọn là Nhất thiết hữu bộ (zh. 一切有部), là một bộ phái Phật giáo cho rằng mọi sự đều có, đều tồn tại (nhất thiết hữu, sa. “sarvam asti”). Tách ra từ Thượng toạ bộ (sa. sthaviravādin) dưới thời vua A-dục, phái này hoạt động mạnh tại Kashmir và Càn-đà-la (Gandhāra). Quan điểm của bộ này được xem như nằm giữa Tiểu thừa và Đại thừa. Nhất thiết hữu bộ có kinh điển riêng viết bằng văn hệ Phạn ngữ, ngày nay chỉ còn bản dịch chữ Hán và Tây Tạng.

Tác phẩm quan trọng nhất của bộ này là A-tì-đạt-ma-câu-xá luận (sa. abhidharmakośa) của Thế Thân, Đại tì-bà-sa luận (sa. mahāvibhāṣā), một bộ luận được biên soạn trong Đại hội kết tập kinh điển Phật giáo lần thứ tư tại Kashmir dưới sự chủ trì của Vasumitra (Thế Hữu). Đại tì-bà-sa luận trình bày quan điểm chính thức của Thuyết nhất thiết hữu bộ và là tác phẩm được hoàn tất cuối cùng trong bảy tác phẩm của Luận tạng (sa. abhidharmapiṭaka, xem A-tì-đạt-ma).

Cuốn sách gồm 4 phần:

1. BỘ PHÁI VÀ TRUYỀN THỪA

2. BAO SÁI ĐÀ SỰ

3. TUỲ Ý SỰ

4. AN CƯ SỰ

=========

>> [ Kinh Phật ]

>> Tủ sách Phật Giáo

>> Sách Thầy Viên Minh

>> Phật Giáo Nguyên Thủy

>> Vật Phẩm Phật Giáo (New)

>> Sách Xưa

Cảo thơm lần giở trước đèn

Nhiều sách cổ, quý hiếm, được tái tạo bảo tồn.

Sách của Phạm Công Thiện, Bùi Giáng, Lê Mạnh Thát, Nghiêm Xuân Tú, Hoà Thượng Thích Minh Châu, Thiền sư Thích Nhất Hạnh,...

 
 

Sản phẩm liên quan

 

Khách hàng mua sản phẩm này cũng mua

 

Mô tả sản phẩm

Tăng-già, cộng đồng đệ tử xuất gia của Phật, trên thế giới hiện tại được truyền thừa trong ba hệ chính: Theravāda (Thượng tọa bộ) trong các nước Phật giáo phương Nam; Mülasarvāstivāda (Căn bản Thuyết nhất thiết hữu bộ) ở Tây Tạng; và Dharmaguptaka (Dam-vô- đức bộ) tại Trung Hoa và những nước nhận ảnh hưởng từ Trung Hoa.

Tăng-già Việt Nam, theo các tư liệu khả tín ngày nay còn đọc được, đã tồn tại và phát triển đến một trình độ nhất định vào hậu bán thế kỷ 2 Tây lịch, như được tường thuật bởi Mâu Tử (khoảng 165 TI). Hiện chúng ta có khá nhiêu công trình nghiên vê Mâu Tử và Phật giáo Việt Nam trong thời đại của ông. Gần một thế kỷ sau, Khương Tăng Hội xuất hiện, và được ghi nhận là nhân vật đầu tiên dưa Phật giáo vào lãnh thổ phía Nam Trung quốc. Tiểu sử Khương Tăng Hội, vì liên hệ đến những ngày đầu tiên của Phật giáo tại Trung quốc, nên cũng được nghiên cứu khá nhiều. Thế nhưng, hầu hết, nếu không nói là tất cả, các nhà nghiên cứu lịch sử này không bận tâm mấy đến yếu tố Khương Tăng Hội xuất gia và thọ cụ túc theo hệ Luật nào.

Vấn đề xem ra không đáng bận tâm đối với các nhà nghiên cứu lịch sử, thì nó lại là điểm rất quan trọng đối với những vị nghiên cứu Luật học Phật giáo. Bởi vì, ý nghĩa truyền thừa chính thống không thể được xem nhẹ dối với những vị được thừa nhận là thành viên của tăng-già. Do ý nghĩa này mà chúng ta thấy những Luận sư vĩ đại của Đại thừa như Long Thọ, Vô Trước, cũng phải có một vị trí xác định trong hệ truyền thừa tăng-già, và lịch sử truyền thừa này được chép thành một danh sách thống nhất từ Ca-diếp, rồi A-nan, cho đến mãi về sau, mà ở Tây Tạng, vị trí chuyển tiếp từ Ấn sang Tạng là Tịch Hộ (Santarakşita), và trong Mật tông Nhật Bản là Không Hải. Đây là phả hệ truyền thừa được xem là chính thống của hệ Căn bản Thuyết nhất thiết hữu. Thêm nữa, tầm quan trọng của ý nghĩa truyền thừa chính thống này cũng được thấy rõ qua những cuộc vận động phục hoạt tăng-già sau một thời gian Phật giáo bị đàn áp và Tăng lữ bị giết hoặc bị bắt buộc hoàn tục. Trường hợp này đã xảy ra cho tăng-già Tích-lan cũng như Tây Tạng, theo đó, khi lập lại tăng-già, người thọ giới cụ túc phải đủ túc số Tăng, tối thiểu mười tỳ-kheo, hoặc năm nếu tại biên địa, đắc giới cụ túc như pháp và giới thể thanh tịnh.

Trong ý nghĩa này, nếu đề cập đến sự xuất gia và thọ cụ túc để thành tỳ-kheo của Tăng Hội thì câu hỏi quyết định phải được đặt ra: Thọ cụ túc ở đâu, tại Việt Nam hay Trung quốc, hay nơi nào khác? Và câu hỏi này kéo theo nhiều vấn đề khác cần làm sáng tỏ, trong đó có vấn đề hệ truyền thừa chính thống của tăng-già theo phả hệ nào?

Các truyện chép về Tăng Hội mà ngày nay còn đọc được đều ghi người gốc Khang Cu, tổ phụ mấy đời ở Ấn- độ, sau thân phụ ngài nhân buôn bán mà di trú sang Giao Chỉ. Không nói sinh tại đâu nhưng được phỏng đoán tại Giao Chỉ vì không thấy ghi việc gia đình quay trở về Ấn hay Khang Cr. Song thân mất năm ông 10 tuổi, sau đó xuất gia. Cũng không nói xuất gia tại đâu, và điều này cũng có nhiều phỏng đoán nhưng chưa mấy thuyết phục.

Các nguồn tư liệu hiện tồn cho biết Khương Tăng Hội quyết định sang Giang Tả truyền bá Phật pháp vào năm 274 Tl. Đây là vùng đất trong “tam phân" thuộc nhà Ngô, dưới thời Ngô Tôn Quyền. Sự xuất hiện một người ngoại quốc với hình tướng và sắc phục “không giống ai" gây nên sự kinh ngạc lớn trong xã hội, đến mức Tôn Quyền sai quan Hữu ty có chức năng giám soát, và Tôn Quyền đích thân tra vấn. Điều này cũng xác định dứt khoát Khương Tăng Hội không theo thầy xuất gia tại Trung quốc.

Trong bài tựa cho An-ban-thi ý kinh, Đạo An dịch, Khương Tăng Hội có nói lên cảm khái vì sự “vắng bóng của ba Thầy.” Danh từ “tam sư" mặc dù không nhất thiết chỉ cho "tam sư thất chứng” như thường giải thích, nhưng nó cũng chỉ cho các vị Thầy của một người xuất gia đã thọ cụ túc. Bởi vì một tân tỳ-kheo cho đến khi đủ 5 tuổi hạ đều trải qua sự giáo dục của 5 vị a-xà-lê (ācarya) tức giáo sư. Trong đó có ba vị quan trọng: Bổn sư thế dộ, cạo tóc cho xuất gia, Bổn sư truyền cụ túc, và vị Y chỉ sư truyền dạy Luật. Yếu tố này xác định Tăng Hội đã chính thức thọ cụ túc thành thể tánh tỳ-kheo. Tại Trung quốc, theo truyền thuyết, vào khoảng năm 70 Tl. có hai vị sư từ Ấn-độ sang và từ đó về sau có nhiều người Hán xuất gia, nhưng chính thức phải đợi cho đến khi Đàm-ma-ca-la, trong khoảng niên hiệu Gia Bình - Chính Nguyên (249-256), lập dàn truyền cụ túc với túc số Tăng 10 tỷ-kheo như Luật quy định. Khương Tăng Hội cho đến năm 274 Tl. mới khởi sự hoằng pháp tại Giang Tả, vậy thì không thể thọ giới cụ túc tại Trung quốc trước đó.

Thông tin thêm

=*=*=*=*=*=*=*=*=

Sách cũng có bán tại DAVIBOOKS - SÁCH ĐẤT VIỆT:

- A30/9 QL50, Bình Hưng, Bình Chánh, TP.HCM (Đối diện Điện Máy Xanh; cách bến xe Q8 150m hướng về phía đường Nguyễn Văn Linh)

- SĐT: 028 6265 2039

DAVIBOOKS đem đến cho Quý độc giả những bộ sách mới nhất, nhanh nhất, và chất lượng nhất.

Thông tin sản phẩm

Số trang
420
Kích thước
14.5 x 20 cm
Lượt xem
830
Trọng lượng
650 gr

Sách giảm giá

Nhận xét sản phẩm

Không tìm thấy nhận xét nào cho sản phẩm này
 

Viết nhận xét

Vui lòng đăng nhập để đăng nhận xét