Ký Họa Việt nam Đầu Thế Kỷ 20 - Nguyễn Mạnh Hùng

Giỏ hàng

 

Chia sẻ

Facebook Twitter Google Buzz Link hay
Giá bán: 350.000 VNĐ

Trong những năm gần đây, báo chí trong và ngoài nước đã đưa tin về một “Bộ tranh khắc gỗ” hay “Một kho tàng văn hóa” gồm hàng ngàn bức vẽ mới tìm lại được khi từ Hà Nội, từ Paris hay khi từ thành phố Hồ Chí Minh.

Tin ấy đã gợi sự chú ý của nhiều người xa gần muốn tìm hiểu thực chất của kho tàng này như thế nào. Để đáp ứng yêu cầu trên, chúng tôi đã cố gắng làm việc trong nhiều năm qua de thu thập thêm các tài liệu, ghi chép thêm nhiều ý kiến để sớm hoàn thành tập sách giới thiệu nhỏ này.

Song do trình độ và hoàn cảnh còn hạn chế và khó khăn, kính mong độc giả khắp nơi rộng lượng chỉ bảo những chỗ còn sai sót, nhầm lẫn.

Và nhân đây, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn của tôi đến các cơ quan nghiên cứu, giảng dạy, đến các thầy, cô và bè bạn trong, ngoài nước đã luôn thăm hỏi, nhắc nhở hoặc giúp đỡ tôi thêm nghị lực vượt qua những trở ngại trên bước đường nghiên cứu, học hỏi.

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 03/06/1988

PGS. TS. Sử Học NGUYỄN MẠNH HÙNG

======

>> [ Kinh Phật ]

>> Tủ sách Phật Giáo

>> Sách Xưa

>> Tủ sách Triết học

>> Sách Thầy Viên Minh

>> Phật Giáo Nguyên Thủy

>> Vật Phẩm Phật Giáo (New)

Cảo thơm lần giở trước đèn

Nhiều sách cổ, quý hiếm, được tái tạo bảo tồn.

Sách của Phạm Công Thiện, Bùi Giáng, Lê Mạnh Thát, Nghiêm Xuân Tú, Hoà Thượng Thích Minh Châu, Thiền sư Thích Nhất Hạnh,...

 
 

Sản phẩm liên quan

 

Mô tả sản phẩm

Công trình Kỹ thuật của người An Nam (Technique du peuple Annamite) của Henri Oger được thực hiện vào những năm 1908-1909 tại Hà Nội, nhưng sau đó vì nhiều lý do đã bị rơi vào quên lãng hơn nửa thế kỷ. Tới năm 1962, PGS. TS Sử học Nguyễn Mạnh Hùng đã phát hiện ra công trình nói trên tại Thư viện Quốc gia Sài Gòn. Hãng phim Alpha Sài Gòn tiến hành chụp vi phim công trình này để công bố rộng rãi cho giới học giả trong và ngoài nước. Căn cứ vào bản vi phim này, nhà nghiên cứu Nguyễn Mạnh Hùng tự mày mò tìm hiểu nhằm giải mã nội dung tác phẩm. Trong quá trình đó, ông cũng tìm kiếm sự giúp đỡ của đại bộ phận các Giáo sư Hán Nôm, Hán học, Pháp Văn của Khoa Văn, Khoa Luật thuộc Viện Đại học Sài Gòn.

Vào những năm 1984-1985, nhà nghiên cứu Nguyễn Mạnh Hùng trở thành giảng viên của khoa Ngữ văn, Đại học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh. Từ đây, nhà nghiên cứu ra Hà Nội, đến Hội Văn hóa Dân gian Việt Nam tìm các thầy Hán Nôm để nhờ xem xét lại văn bản và được hướng dẫn đi tìm lại các giá trị tạo hình của các làng tranh khắc gỗ truyền thống. Đồng thời, nhà nghiên cứu cũng đến vùng đất Hải Hưng và chùa Vũ Thạch (Hà Nội) để xác minh danh tính của các nghệ nhân và nơi thực hiện bộ ký họa khắc gỗ lịch sử này.

Sau nhiều năm thai nghén, tác phẩm Ký họa Việt Nam đầu thế kỷ 20 của PGS. TS Sử học Nguyễn Mạnh Hùng đã ra mắt bạn đọc lần đầu tiên năm 1988 và được công chúng nồng nhiệt đón nhận. Trân trọng giới thiệu lại với bạn đọc ấn phẩm Ký họa Việt Nam đầu thế kỷ 20, một pho sử độc đáo qua tranh khắc gỗ góp phần tái hiện lại nhiều mặt đời sống xã hội Việt Nam thời kỳ này.

Nhà Xuất Bản Thế Giới

Thông tin thêm

=*=*=*=*=*=*=*=*=

Sách cũng có bán tại DAVIBOOKS - SÁCH ĐẤT VIỆT, chi nhánh:

-  A30/9 QL50, Bình Hưng, Bình Chánh, TP.HCM (028. 6265 2039)

Davibooks đem đến cho Quý độc giả những cuốn sách mới nhất, nhanh nhất, và chất lượng nhất.

Thông tin sản phẩm

Số trang
392
Kích thước
16 x 24 cm
Lượt xem
235
Trọng lượng
1,10 kg

Sách giảm giá

Nhận xét sản phẩm

Không tìm thấy nhận xét nào cho sản phẩm này
 

Viết nhận xét

Vui lòng đăng nhập để đăng nhận xét