Đất Rừng Phương Nam - Đoàn Giỏi

Giỏ hàng

 

Chia sẻ

Facebook Twitter Google Buzz Link hay
Tác giả: Đoàn Giỏi NXB: Kim Đồng Hình thức: Bìa Mềm Tay Gấp
Giá gốc: 180.000 VNĐ
Giá bán: 153.000 VNĐ
Tiết kiệm: 27.000 VNĐ (-15%)

Ra mắt lần đầu chỉ khoảng 100 trang sách và chia làm 2 tập vào đúng năm thành lập Nhà xuất bản Kim Đồng (năm 1957), Đất rừng phương Nam ngay lập tức được bạn đọc yêu thích. Về sau, cứ mỗi dịp sách tái bản, nhà văn Đoàn Giỏi lại chỉnh sửa, bổ sung để tác phẩm đầy đặn thêm và hoàn thiện lần cuối vào năm 1982.

Được đánh giá là một trong những tác phẩm hay nhất viết cho thiếu nhi, Đất rừng phương Nam được tái bản hằng năm, đã được dịch ra một số ngôn ngữ như Nga, Trung Quốc, Đức, Ba Lan, Tây Ban Nha... và trở thành nguồn cảm hứng cho điện ảnh...

- Lời Nhà Xuất Bản -

=========

>>> Tủ Sách Tiếng Anh

>>> Tủ Sách Tham Khảo

>>> Tủ Sách Sách Giáo Khoa

>>> Tủ Sách * Tác Giả Nổi Tiếng

>>> Tủ Sách Thiếu Nhi

>>> Băng đĩa tại Davibooks. Mua ngay thôi!

>>> Văn phòng phẩm tại Davibooks. Mua ngay thôi!

*** Cảo thơm lần giở trước đèn ***

Nhiều sách cổ, quý hiếm, được tái tạo bảo tồn.

Sách của Phạm Công Thiện, Bùi Giáng, Lê Mạnh Thát, Nghiêm Xuân Tú, Hoà Thượng Thích Minh Châu, Thiền sư Thích Nhất Hạnh,...

 
 

Sản phẩm liên quan

 

Mô tả sản phẩm

Thi sĩ của đất rừng phương nam

ĐẦU NHỮNG NĂM TÁM MƯƠI CỦA THẾ KỈ 20, có lần tôi mang bản in thử cuốn Đất rừng phương Nam đến nhà Đoàn Giỏi ở số 4 phố Cổ Tân để ông xem lại, ông kéo tôi đến bên khung cửa sổ chỉ tay ra phía quảng trường Nhà hát lớn và nói:

“Mình thuộc đất Nam Bộ thì viết Đất rừng phương Nam, thực ra chuyện lạ thì phương nào chả có. Ngay dưới chân bọn mình đang đứng và xung quanh đây cũng khối chuyện. Ngày trước sông Cái ăn vào tận con phố này. Bọn ta đang đứng trên bến đò Cổ Tân xưa. Từ bến đò có thể nhìn thăm thẳm sang mạn Bồ Đề nơi Lê Lợi đặt đại bản doanh và đài quan sát thành Đông Quan năm 1427. Vì thế mới có câu ca:

Nhong nhong ngựa ông đã về

Cắt cỏ Bồ Đề cho ngựa ông ăn.

Giữa con nước sông Hồng đỏ khé lừng lững ngang trời thấp thoáng bóng độc mộc cắt nước nối hai bờ. Hổ báo hươu nai lững thững đi dạo quanh hồ Hoàn Kiếm đông chẳng kém chi giống người bây giờ. Cứ đào thẳng xuống dăm bảy chục thước quanh đây thể nào cũng gặp xác thuyền cổ, xác thuồng luồng, ba ba, hổ cốt - quân của hai trự Thủy Tinh Sơn Tinh tử trận."

Nhìn ông lúc đó giống hệt như một vị thuyền trưởng đứng trên boong tàu lướt sóng. Gió sông Hồng thổi tóc ông dựng đứng cả lên, hai tà áo bay phần phật. Giọng ông hào hứng, ngân nga như hát. Khi con người có những ý tưởng đẹp đẽ thì thân xác cũng theo đó mà đẹp lên. Vâng, bóng dáng ông lúc đó như một bài thơ! Một bài thơ thanh thoát và nhẹ bỗng, bất cứ lúc nào cũng có thể bay qua cửa sổ, qua phố Cổ Tân rồi lơ lửng trên quảng trường Nhà hát lớn như một đám mây.

Ông thấy mình đang đứng bên bến đò thời hồng hoang chứ không phải trong hành lang chật hẹp như một cabin, với căn phòng nhỏ đặt một cái giường duy nhất, gầm giường nhét lỉnh kỉnh những chai lọ, xoong nồi, rế rá, có khi cả củi nữa; căn phòng mà ngay trước cửa ra vào ván sàn đã sụp xuống, cầu thang gỗ rên xiết đến chạnh lòng dưới những bước chân. Đoàn Giỏi hàng ngày thường lên xuống cái cầu thang này mấy bận với xô nước trên tay. Ông vừa thở vừa leo từng bậc, một tay nắm chặt cái tay vịn bằng gỗ lim đã lung lay, lúc nào cũng chỉ chực rơi xuống. Ngay trước nhà, xế bên trái, là một bãi bia vĩ đại ngày nào cũng chật cứng người nhậu nhẹt. Xa hơn ngoài quảng trường Nhà hát lớn, lổm ngổm đám xe tải, xe con đang thử phanh rít lên những tiếng lộng óc. Đoàn Giỏi ngồi viết về những rừng được phương Nam, về những đám cháy ngút ngàn, về những con sóng trên sông Cửu Long không giống bất kì một con sóng nào trên thế giới giữa đám “siêu mùi" nồng nặc từ quán bia bốc lên - một hỗn hợp mùi của ngẩu pín, thịt chó, ngọc kê, mắm tôm, khói thuốc lá... cộng lại, giữa những âm thanh rắn đanh chát chúa của tiếng cốc chén vỡ, tiếng chửi rủa tục tằn, tiếng rít chói tai của ô tô thử phanh. Ngày nào, tháng nào năm nào cũng quang cảnh ấy, âm thanh, mùi vị ấy. Vậy mà Đoàn Giỏi viết ra toàn những điều đẹp đẽ, lạ lùng, không vướng một chút ý vị nào của cuộc sống tầm thường thì mới lạ chứ.

Tôi đùa:

- Chưa biết chừng đang viết về con heo rừng một đêm trăng sáng hứng tình nhớ bạn trai và đang khao khát tự do, bác lại bị tiếng rít phanh ô tô, tiếng thủy tinh vỡ làm cho sa sẩy ngòi bút, biến con Vá đẹp đẽ thành một ả lợn sề.

- Mình luôn cố gắng đưa những điều hay ho nhất của mình đến cho bạn đọc. Nếu có điều gì chưa hay chưa vừa lòng thì mình khoanh vùng nó lại, không để nó lây lan ra trang viết.

Đoàn Giỏi đặt hai cái chén nhỏ bằng quả cau lên bàn và rót ra hai chén rượu trắng. Bóng lá bóng mây ngoài cửa sổ nhuộm rượu ra một màu xanh ong óng. Rồi ông kéo hộc bàn lôi ra một gói giấy nhỏ gói mươi củ lạc, mấy quả ớt. Đoàn Giỏi nhắm rượu với ớt. Tôi nhâm nhi mấy củ lạc. Mặc dù cố nhấp từng tí, tôi vẫn thấy cổ họng mình bốc lửa bởi cái thứ nước ong óng xanh trông hiền lành như nước lã kia. Đoàn Giỏi kể:

Hồi nghỉ ở Mát-xcơ-va mình gặp một đám trẻ con, chúng hỏi mình đủ thứ chuyện về cái này, - ông cầm bản in thử cuốn Đất rừng phương Nam giơ lên - có đứa còn ngỏ ý xin mình một chú cá sấu con nếu lần sau mình sang - chú ta bảo sẽ nuôi trong bể cá. Buổi tối, ngồi uống rượu với mấy ông bạn Nga. Mồ tổ mấy anh mu-dích Nga, nấu rượu lối chi mà dữ vậy, không phải rượu mà là lửa. Gọi là Xa-ma-gôn Xa-ma-gếch gì đó.

Mặt và cổ Đoàn Giỏi đỏ bầm lên. Đường mạch máu rất to nơi cổ giần giật.

Đoàn Giỏi một thời là cán bộ ngành công an. Nhưng xem ra ông chẳng có gờ-ram nào phẩm chất của người chiến sĩ công an... Ông ngại chuyện đôi co, cãi vã tục tằn, ai lấn tới là ông lùi ngay, đầu hàng vô điều kiện. Có lần tôi nói với ông rằng Đất rừng phương Nam có những câu những từ chưa được như ý. Ông nói: “Mình tự học, viết theo bản năng. Cũng là nhà văn cả nhưng trong cái bể ngôn từ, có người là cá ngư cá kình, mình chỉ là chú cá con.”

Ông không phải là con cá lớn, nhưng cũng không phải là con cá con, ông là con cá lạ. Chưa có nhà văn nào viết về thiên nhiên Nam Bộ được như ông. Nhân vật chính của ông là thiên nhiên và loài vật chứ không phải loài người. Cách đặt tên tác phẩm cũng nói lên điều này: Ngọn tầm vông, Cây được Cà Mau, Hoa hướng dương, Rừng đêm xào xạc, Tiếng gọi ngàn, Bến nước mười hai, Đất rừng phương Nam, Từ đất Tiền Giang, Cá bống mú, Chuyện lạ về cá... Toàn nói về đất đai, cây cỏ, muông thú.

Ông là người đầu tiên kể chuyện kinh dị về thiên nhiên Nam Bộ. Trước đây, cha ông ta từng kể các loại chuyện dị nhân chí quái truyền kì như Nam Hải dị nhân, Lĩnh Nam chích quái, Truyền kì mạn lục... Nhưng ca ngợi vẻ đẹp kinh dị của thiên nhiên Nam Bộ thì ông Giỏi “thì treo giải nhất chi nhường cho ai". Dưới ngòi bút ông, mọi chuyện đều trở nên lạ lùng. Hãy nghe ông kể:

“Bấy giờ đã về chiều, chợt nhìn thấy phía mặt trời lặn xa xa có hai cây sào dựng đứng trên ngọn cây. Hễ cây sào đó ngả về phía nào thì chim cò phía đó rộ lên, cất cánh bay tứ tán... Nghĩ là bà con đang trèo lên cây quơ sào đập chim, tôi bèn xăm xăm bước tới... Trời đất quỷ thần ơi. Thì ra là hai con rắn gì to lắm, mình mẩy xám mốc, vảy nổi như trái mây, đang cất cổ lên khỏi ngọn cây đón bắt chim về tổ... Một con chim gì to bằng con ngỗng bị nó đớp được, đập cánh giãy kêu quàng quạc. Nó ngậm con chim vung qua vung lại, lông đổ trắng xóa, còn cả cành cây ngọn cây thì chuyển động ào ào như bão giật... Nhìn về phía xa, lại thấy năm sáu cây sào khác dựng đứng trên nền trời đỏ rực"...

Đây là một thứ “hiện thực huyền ảo" đầy chất thơ của thiên nhiên Nam Bộ mà chỉ có Đoàn Giỏi phát hiện ra. Truyện Ba Phi cũng rất thú vị, nhưng Ba Phi là một thứ tiếu lâm, nói dóc nói trạng, khôi hài. Hình như Đoàn Giỏi không chịu được lối kể chuyện đều đều, tẻ nhạt. Thiên nhiên dưới ngòi bút của ông thật đẹp đẽ, bí ẩn. Chỉ một rừng đước bình thường thôi, rất nhiều người đã viết về nó, Đoàn Giỏi vẫn có cách tả riêng của ông, rừng đước không chỉ là rừng đước nữa, mà chúng thật kì vĩ linh thiêng:

“Rừng đước mênh mông. Cây đước mọc dài tăm tắp, cây nào cây nấy thẳng như cây nến khổng lồ. Rễ cao từ ba bốn thước tua tủa giương ra xung quanh như những cánh tay từ trong thân cây thò ra bám đất... Những buổi thủy triều lên, chúng tôi dăm bảy đứa đuổi nhau chui qua những cánh tay đước. Những lúc đang vui vẻ xung quanh có đông bạn bè ấy, tôi có cảm giác rừng đước như đang xôn xao từ dưới biển mọc lên. Những hôm nào đi một mình, xung quanh vắng lặng, nhìn làn nước đục ngầu xô nhau tràn qua cội được xù xì, thì tôi lại thấy như khu rừng cứ lặng lẽ chìm dần xuống biển, và một nỗi lo sợ không đâu, bất thần ập tới, khiến tôi hét to lên.”

Đoàn Giỏi sống ở Hà Nội từ ngày tiếp quản Thủ Đô 1954 đến 1984. Những ngày giặc Mỹ bắn phá, ông tận mắt chứng kiến cảnh bom rơi xuống phố Nguyễn Thiệp, phố Huế, Nhật Tân, bom rơi sát đền Ngọc Sơn nhưng ông gần như không viết gì về Hà Nội ngoài bài kí Chim bay trên trời Hà Nội. Ấy là bởi ông không phải nhà văn của chốn phồn hoa đô hội, nhà văn của thành thị, như Nguyễn Đình Thi, Nguyên Hồng, Tô Hoài. Ông sở đoản trong việc mô tả tâm lí. Các nhân vật của ông là những chấm phá đơn giản. Thể loại mà ông sở trường là kí. Đất rừng phương Nam nhiều đoạn là những bài kí. Tiếng gọi ngàn mới đúng là truyện. Có cái gì đó rất là riêng tư trong thiên truyện này. Một nuối tiếc, xót xa cho những ước vọng không thành, cho thân phận con người. Tiếng gọi ngàn là một Nhớ rừng văn xuôi, da diết và đau đớn. Chưa thấy ai viết về con heo rừng hay như vậy. Không hiểu sao, mỗi lần gặp Đoàn Giỏi là tôi lại bị ám ảnh bởi ý nghĩ rằng ông là con người khác thường. Nếu sinh vào thời khác, xứ sở khác, hẳn ông là một tay anh hùng hảo hán, một chủ sơn trại kiểu Cập Thời Vũ Tống Công Minh, một bố già chọc trời khuấy nước. Nhưng rốt cuộc thì ông chẳng phải hảo hán, chẳng phải chủ sơn trại, cũng chẳng phải bố già. Ông đã làm một nghề tưởng như rất xa lạ với bản tính tự do phóng khoáng của ông - nghề văn. Xét về một mặt nào đó thì nghề văn còn tẻ nhạt hơn những nghề công chức cạo giấy, nghề kế toán, tỉ mẩn hơn nghề kim hoàn. Nhưng ngay cả trong công việc khó khăn này, ông đã làm được một cái gì đó độc đáo, không giống ai. Ông có bút pháp của mình. Không mấy nhà phê bình ngó ngàng đến ông. Nhưng tôi tin rằng ông sẽ tồn tại lâu dài trong lòng bạn đọc. Bởi ông là thi sĩ chân chính của đất rừng phương Nam.

TRẦN ĐÌNH NAM

Thông tin thêm

=*=*=*=*=*=*=*=*=

Sách cũng có bán tại DAVIBOOKS - SÁCH ĐẤT VIỆT, chi nhánh:

-  A30/9 QL50, Bình Hưng, Bình Chánh, TP.HCM (028. 6265 2039)

Davibooks đem đến cho Quý độc giả những cuốn sách mới nhất, nhanh nhất, và chất lượng nhất.

Thông tin sản phẩm

Số trang
276
Kích thước
16 x 24 cm
Lượt xem
171
Trọng lượng
525 gr

Sách giảm giá

Nhận xét sản phẩm

Không tìm thấy nhận xét nào cho sản phẩm này
 

Viết nhận xét

Vui lòng đăng nhập để đăng nhận xét